Chú thích Danh_sách_quyền_thần,_lãnh_chúa_và_thủ_lĩnh_các_cuộc_nổi_dậy_có_ảnh_hưởng_lớn_trong_lịch_sử_Việt_Nam

  1. Chu Đạt cầm đầu nghĩa quân giết chết huyện lệnh Cư Phong, đánh chiếm quận Cửu Chân tấn công quận trị Tư Phố, xây dựng chính quyền tự trị, sau bị Thứ sử Hạ Phương dập tắt
  2. Lương Long lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm được các quận huyện và nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam. Huyện lệnh Lan Lăng là Chu Tuấn được nhà Hán phái sang, cuộc khởi nghĩa bị trấn áp
  3. Sĩ Nhiếp vốn là Thái thú Giao Chỉ, năm 207 được Tào Tháo phong làm Tổng đốc cai quản cả bảy quận Giao Châu, thực tế đã hình thành chính quyền cát cứ độc lập. Do khéo ngoại giao nên vẫn giữ vững được địa vị suốt thời Hán mạt đến đầu thời Tam Quốc, trên danh nghĩa vẫn dưới sự chỉ đạo của các Thứ sử do Lưu Biểu, Lưu BịTôn Quyền cử sang
  4. Thụy hiệu này do nhà Trần truy phong, đương thời Sĩ Nhiếp không có thụy hiệu
  5. Năm 227, Tôn Quyền phong Sĩ Huy làm Thái thú Cửu Chân. Sĩ Huy không chịu tự xưng là Thứ sử Giao Châu, chia quân đóng giữ các cửa ải chống cự quân Ngô, được ít ngày thì ra hàng Lã Đại rồi bị sát hại
  6. Cuộc nổi dậy này ban đầu do Triệu Quốc Đạt lãnh đạo, tuy nhiên chưa được bao lâu thì ông mất và quần chúng tôn em gái ông là Triệu Ẩu lên thay thế
  7. Lương Thạc nổi dậy tự xưng là Thái thú Tân Xương và Thái thú Giao Chỉ, nhà Tấn cử mấy vị Thứ sử sang đánh dẹp đều bị Thạc đánh bại, mãi sau danh tướng Đào Khản mới tiêu diệt được
  8. Lý Trường Nhân nhân tự lập làm Thứ sử Giao Châu, nhà Tống sai Lưu Bột sang đàn áp bị ông đem quân chống cự, sau đó dâng biểu xin hàng tự hạ mình gọi là Hành châu sự, thực chất vẫn nắm quyền cai quản cả Giao Châu
  9. Lý Thúc Hiến thay anh họ cai quản Giao Châu nhưng nhà Tống không công nhận, chỉ phong làm Ninh Viễn quân Tư mã, gặp lúc nhà Tề lên ngôi muốn lấy lòng dân nên phong ông làm Thứ sử Giao Châu
  10. Năm 541, Lý Bí khởi sự, sau mấy lần đánh đuổi quân Lương và phá tan Lâm Ấp mới chính thức xưng đế lập ra nước Vạn Xuân
  11. Tiêu Tiển vốn là hoàng tộc nhà Lương, khi nhà Tuỳ suy yếu đã nổi dậy cát cức khu vực bao gồm hầu hết Hồ Bắc - Hồ Nam - Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam
  12. Dương Thanh nổi dậy đánh đuổi quan đô hộ Lý Tượng Cổ chiếm giữ Giao Châu, nhà Đường phong ông làm Thứ sử Quỳnh Châu để điều ông ra khỏi thành Tống Bình nhưng ông không nhận chức. Sau khi ông mất, con là Dương Chí Liệt rút về Tạc Khẩu (thuộc Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) tiếp tục chống cự được vài tháng thì bị dẹp hẳn
  13. Năm 923 (theo sử Việt hoặc 931 theo sử Tàu), Nam Hán Cao Tổ đánh bại Tiết độ sứ Tĩnh hải quân là Khúc Thừa Mĩ rồi cử quan lại sang cai trị, đến năm 931 thì Dương Đình Nghệ nổi dậy trục xuất quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ
  14. Ngô Xương Xí làm vua, do thế lực suy yếu nên lui về làm sứ quân
  15. Đinh Bộ Lĩnh nối nghiệp sứ quân Trần Lãm, cử binh chinh phạt các sứ quân khác tự xưng là Vạn Thắng Vương
  16. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ quyển 5 ghi chép thì: Năm 951, hai vua nhà Ngô đã mang quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh nhưng không dẹp được, như vậy Trần Lãm phải mất trước năm 951 và Đinh Bộ Lĩnh phải mất gần 20 năm mới dẹp yên được các sứ quân
  17. Dòng tộc họ Nùng được nhà Tống thừa nhận là "mán chủ" năm 977 ở vùng châu Quảng Nguyên, Nùng Tồn Phúc thế tập tước vị của cha là Nùng Dân Chú làm Mán chủ, đến năm 1038 mới chính thức xưng đế kiến lập Trường Sinh quốc
  18. Năm 1041, Nùng Trí Cao xưng đế kiến lập Đại Lịch quốc, chẳng bao lâu về hàng nhà Lý được phong tước Thái Bảo. Năm 1052, Nùng Trí Cao lại xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam
  19. Đoàn Thượng cùng Đoàn Chủ nổi dậy năm 1207, sau đó Đoàn Chủ bị sát hại còn Đoàn Thượng có thời gian hàng triều đình được phong tước vương. Sau khi nhà Trần thay thế nhà Lý, Đoàn Thượng không thuần phục vẫn cát cứ đất Hồng Châu cho đến khi bị Nguyễn Nộn lập mẹo sát hại
  20. Nguyễn Nộn là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình vào cuối thời Lý đầu thời Trần, triều đình từng sắc phong ông làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương
  21. Phạm Thế Căng vốn là thổ hào người Mường ở Nghệ An thời nhà Trần, sau theo hàng quân Minh rồi tự xưng là Duệ Vũ đại vương, họp quân giữ núi An Lại thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), sau bị nhà Hậu Trần tiêu diệt
  22. Lê Lợi nổi dậy khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định vương. Sau khi tôn lập Trần Cảo, ông rút về tự xưng là Vệ quốc công. Năm 1428, quân Minh rút hết về nước, Lê Lợi lên ngôi sáng lập ra nhà Hậu Lê
  23. Trịnh Kiểm được xem là người đặt nền móng cho họ Trịnh nắm quyền, tuy nhiên sinh thời ông không xưng chúa, tước chúa là do các chúa Trịnh thời sau truy phong.
  24. Trịnh Cối được vua Lê cho nối chức vụ của cha, tuy nhiên sau mâu thuẫn với Trịnh Tùng mà về hàng nhà Mạc nên không được họ Trịnh công nhận, trên thực tế đã cầm quyền được 1 năm nên vẫn đưa vào danh sách này.
  25. Đương thời, Nguyễn Hoàng trên danh nghĩa vẫn là quan trấn thủ xứ Thuận Quảng, thường xuyên ra Bắc phục vụ chính quyền Lê - Trịnh
  26. Đời Nguyễn Phúc Nguyên mới chính thức công khai chống lại họ Trịnh, chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong thực sự bắt đầu
  27. Từ đời Nguyễn Phúc Khoát, chúa Nguyễn chính thức xưng vương, đàng trong gần như một vương quốc độc lập
  28. Nguyễn Phúc Dương là chúa bù nhìn do lực lượng Tây Sơn tôn lên để lấy danh nghĩa phù chúa Nguyễn
  29. Từ đời Vũ Đức Cung, chúa Bầu chính thức xưng vương, chống lại vua Lê chúa Trịnh
  30. Hoàng Công Chất nổi dậy khởi nghĩa ở Sơn Nam từ năm 1739, lúc đầu theo nghĩa quân Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển, sau đó rút chạy lên Mường Thanh lập chính quyền cát cứ ở đó vào năm 1750. Sau khi Hoàng Công Chất chết, con là Hoàng Công Toản cầm cự được vài tháng rồi bị triều đình tiêu diệt
  31. Nguyễn Danh Phương lúc đầu theo nghĩa quân của Đô Tế và Bồng ở Sơn Tây, sau cuộc khởi nghĩa đó bị dập tắt ông mới lập căn cứ riêng. Có lúc ông đã về hàng chúa Trịnh, nhưng không lâu sau lại dấy binh tạo phản
  32. Nguyễn Hữu Cầu lúc đầu theo nghĩa quân Nguyễn Cừ, sau khi Nguyễn Cừ bị bắt mới xây dựng căn cứ riêng. Có lúc về hàng triều đình được phong hầu tước, sau lại hợp binh với chúa Mường Thanh Hoàng Công Chất tạo phản
  33. Lê Duy Mật là hoàng thân quốc thích nhà Lê, do làm chính biến lật đổ chúa Trịnh bất thành nên quyết định nổi dậy khởi nghĩa
  34. Năm 1771, anh em Tây Sơn nổi dậy. Năm 1773, Nguyễn Nhạc xưng là Đệ nhất trại chủ. Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương. Năm 1778, Nguyễn Nhạc chính thức lên ngôi hoàng đế, lập ra Nhà Tây Sơn
  35. Năm 1778, Nguyễn Ánh xưng là Đại nguyên suý kiêm Nhiếp quốc chính. Năm 1780, xưng vương tại Sài Gòn cho đến năm 1802 diệt nhà Tây Sơn mới chính thức xưng đế
  36. Năm 1788, khi Nguyễn Huệ xưng đế, Nguyễn Nhạc lui về làm lại Tây Sơn Vương
  37. Năm 1793, sau khi Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc qua đời, Thái tử Nguyễn Văn Bảo được Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản cho ăn lộc một huyện Phù Ly
  38. Lê Duy Lương là cháu 3 đời vua Lê Hiển Tông, trước được vua Gia Long phong tước Diên Tự công, sau được các tù trưởng họ Quách và họ Đinh của người Mường tôn làm minh chủ với danh nghĩa phù Lê
  39. Lê Duy Cự là cháu 4 đời vua Lê Hiển Tông, được Quốc sư Cao Bá Quát tôn làm minh chủ với danh nghĩa phù Lê
  40. Lúc đầu cuộc khởi nghĩa này do Lương Văn Nắm lãnh đạo, tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều toán vũ trang lẻ tẻ do các nhân vật như: Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung chỉ huy
  41. Năm 1892, sau khi theo các cuộc khởi nghĩa của: Đại Trận, Trần Xuân SoạnHoàng Đình Kinh...Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa quân Yên Thế, Đề Nắm tử trận, ông thống nhất được các lực lượng trở thành thủ lĩnh tối cao
  42. Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, Đoàn Chí Tuân đề nghị với thủ lĩnh khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng lập vua mới để lãnh đạo quần chúng chống Pháp, do Phan Đình Phùng không nghe nên ông tự ý tách khỏi nghĩa quân, lập triều đình riêng tổ chức chiến tranh lâu dài
  43. Phan Xích Long tự nhận mình là Đông cung thái tử con vua Hàm Nghi
  44. Trịnh Giác Mật là lãnh chúa người Mường hoặc người Thái đạo Đà Giang vùng Hòa Bình và Sơn La, năm 1280 bị nhà Trần đánh bại đã theo về hàng nhà Trần và được cho phép tự trị
  45. Ngưu Hống là lãnh chúa của người Thái Đen vùng Sơn La, năm 1329 bị nhà Trần đánh bại đã theo về hàng nhà Trần và được cho phép tự trị
  46. Sau khi lãnh chúa Xa Phần bị giết hại, xứ Ngưu Hống mới chính thức trở thành 1 bộ phần của lãnh thổ Đại Việt và giao cho họ Đèo cai quản
  47. Đèo Cát Hãn làm lãnh chúa từ khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, trải qua thuộc Minh đến đầu Hậu Lê. Năm 1432, tạo phản chống Hậu Lê bị đánh bại
  48. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long bỏ chạy sang Pháp. Kể từ đó, các lãnh chúa người Thái chỉ mang tính tượng trưng, không có thực quyền
  49. Năm 1478, chúa Bồn Man là Cầm Công xua quân quấy nhiễu Đại Việt bị giết chết. Vua Lê Thánh Tông cho sáp nhập xứ này thành Trấn Ninh phủ và vẫn để cho tự trị, phong người họ hàng của Cầm Công là Cầm Đồng làm Tuyên uý đại sứ
  50. Thời gian Lê Duy Mật khởi nghĩa từng khống chế địa bàn Trấn Ninh, bắt giam lãnh chúa xứ này là Lư Cầm Hương
  51. Trịnh Sâm phái quân mã tấn công Trấn Ninh dẹp tan Lê Duy Mật, sau đó lập cháu của Lư Cầm Hương là Lư Cầm Uẩn thay thế
  52. Vương Chí Sình làm việc cho chính phủ Hồ Chí Minh, thành một đại biểu quốc hội khóa I và khóa II